Siri, How do I Soft Quit My Life?

Retiring at 25 – Sounds Crazy, but It’s Not That Wild

They say 25 is when you bloom, when life is full of potential, passion, and power. Me? I just want to… retire. If you don’t know me, I am 22 years old now, so I have three more years to prepare.

No, I didn’t win the lottery. No, I’m not marrying a rich partner. I’m just tired. Like, soul-deep tired.

Over time, I’ve reached a point where money isn’t the main source of stress anymore. I can afford courses, travel a bit, and say yes to things I enjoy, and for that, I’m deeply grateful. But even with that kind of freedom, I’ve never felt more… tired.

Why I Want to Retire at 25?

Even though I’ve been going to the gym consistently for over a year, and I’m pretty emotionally self-aware, I still feel like life is yanking me in ten different directions — like a balloon with too many strings.

Every day, I wake up and go straight into autopilot: wake up, work, make money, feel guilty, and repeat. I’m not living according to my values; I’m living according to my calendar.

Sometimes, even mid-plank at the gym, my brain is like:

  • “Do I have clients later?”

  • “Did I reply to that message?”

  • “Will I have time to eat?”

  • “Wait… am I okay?”

Sure, I have financial freedom. But I’ve lost other freedoms:

  • The freedom to be still.

  • The freedom to feel slow, real joy.

  • And sometimes, the freedom to stay connected with the people I care about — because I’m always “too busy.”

So yeah, I want to retire at 25. Not because I’m done with life, but because I want to finally live it.

Retiring at 25: Not Laziness, Just Awareness

Retirement at 25 might sound ridiculous, but I’m not trying to become a full-time blanket burrito who watches Netflix all day. I’ll still work—just less and better.

I want time to go to the gym without checking emails between sets. I want to learn something new just because I want to, not because it’s monetizable. I want to live without running some invisible Life KPI dashboard in my head.

I’m calling it “retirement,” but it’s really more like a full operating system reboot:

  • Deleting the “people-pleasing” app.

  • Uninstalling “fear of missing out".

  • And installing the “slow but intentional life” patch.

Most importantly, I’m learning to treat myself with kindness, especially when I’m not okay. No more self-shaming for needing rest. No more hustling just to feel “worthy.”

Sometimes, “I don’t have the energy today” is a full sentence. And that’s enough.

I don’t want to wait until I’m 60 to start living. I want to live now — before I run out of battery.

Why I Can’t Retire Yet

Of course, I can’t actually retire right now. I don’t have a million-dollar safety net, passive income streams, or a magical spreadsheet that guarantees I’ll be okay forever.

But what I can do — and what I’m already starting to do — is retire from the mindset that says I have to earn my rest or prove my worth by constantly grinding.

So no, I’m not checking out of life. I’m just checking out of the hustle cult.

Responsibility Is Real (And So Is Love)

And honestly? Another reason I haven’t walked away yet is because I care.

This isn’t just about me — I work in a small family business. I hold a piece of the puzzle, and if I disappear, that weight doesn’t vanish; it just lands on someone else. I don’t want my co-workers or my family to burn out in my place.

So I keep showing up, not out of guilt but out of love. That’s even more reason why I need to find a way to rest without abandoning anyone, to build a life that’s sustainable for all of us, not just me.

The Quiet Kind of Love

But if I’m being fully honest… there are days I don’t want to. I force myself to show up, keep the business running, and keep everyone from drowning. And I’ve asked myself: Is that still love? Or is pressure in disguise?

I think… it’s both.

Because sometimes, love isn’t a big warm feeling — it’s just staying. It’s doing what you don’t want to, but because someone has to, and you hope it helps. But love, real love, shouldn’t erase you. If I keep forcing myself, every day, every task, while quietly falling apart — that’s not love anymore. That’s a sacrifice without support.

So, I’m learning that part of love — real, sustainable love — is knowing when to rest. When to say:

“I want to be here for you, but I also need to be here for me.”

A Tiny Note (For You, and for My Yesterday Self)

If you’re tired, don’t keep pushing with a “just a bit more.”Sometimes, “a bit more” turns into years.I’ve been there. It’s not cute.

You don’t have to be wildly successful to deserve rest. You just have to be honest with yourself and say, “I’m tired, and I need to pause.”

And when you pause, please — don’t punish yourself for it. You’ve come far. You’ve done enough. You are enough.

Retirement isn’t giving up. It’s choosing to play the game differently. This time, on your own terms.

A Tiny Thank You (But from the Heart)

Thank you for reading all the way here. I don’t know who you are or where you are in your journey — but if you saw a part of yourself in these words, then I just want to say: You’re not alone.

Writing this was a way to comfort myself. But if, somehow, it brought you even a tiny bit of comfort, too — then we’ve already made the world a little softer together.

Thank you for listening. Thank you for staying.And if you’re tired... it’s okay to rest.

Siri ơi, làm sao để nhẹ nhàng tách mình khỏi cuộc sống?

Người ta nói tuổi 25 là lúc bạn bung nở như bông hoa thanh xuân.Còn mình? Mình chỉ muốn… nghỉ hưu. Nếu như bạn chưa biết thì giờ mình đang 22 tuổi, vậy là còn 3 năm để chuẩn bị cơ đấy.

Không phải vì mình trúng số. Cũng không phải vì mình lấy ai đó giàu có. Mà vì mình mệt thiệt sự. Mệt từ trong tâm mệt ra.

Sau một thời gian, mình đã đến đoạn đường mà tiền bạc không còn là nỗi lo lớn nữa. Mình có thể mua khoá học, đi du lịch, và làm những điều mình thích — và mình thật sự biết ơn vì điều đó. Nhưng lạ lùng thay, càng tự do theo kiểu đó, mình lại càng mệt mỏi.

Vì sao mình muốn “nghỉ hưu” ở tuổi 25?

Dù mình đã đi tập gym đều hơn một năm, có khả năng nhận diện cảm xúc, mình vẫn thấy bản thân bị kéo về hàng chục hướng mỗi ngày — như một quả bóng bay bị nắm bởi quá nhiều sợi dây.

Mỗi sáng mình bật chế độ “chạy tự động”: thức dậy – làm việc – kiếm tiền – cố vui – lặp lại.

Mình không còn sống theo giá trị mình tin, mà sống theo lịch hẹn và deadline.

Có lúc đang plank ở phòng tập mà đầu óc mình nghĩ:

  • “Lát nữa có khách không ta?”

  • “Đã rep tin nhắn chưa nhỉ?”

  • “Có kịp ăn trưa không?”

  • “Ủa, mình còn ổn không vậy?”

Thu nhập tốt thì có. Nhưng mình đã mất đi những thứ khác:

  • Mất khả năng ngồi yên một lúc mà không thấy tội lỗi

  • Mất niềm vui sống chậm

  • Và đôi khi… mất kết nối với những người mình thương, vì mình luôn bận rộn

Vậy nên mình mới nghĩ: 25 tuổi. Nghỉ hưu. Không phải vì muốn trốn chạy, mà vì…muốn bắt đầu sống lại. Đúng cách.

Nghỉ hưu tuổi 25: không để lười, mà để tỉnh

Nghỉ hưu tuổi 25 nghe thì lãng mạn (hoặc hơi điên), nhưng thật ra mình không định sống như con mèo nằm gọn trong chăn suốt năm. Mình vẫn làm việc — chỉ là làm vừa đủ để không phải tự trốn khỏi cuộc đời mỗi sáng.

  • Mình muốn có thời gian tập gym mà không check email giữa bài plank.

  • Muốn học thứ gì đó vì thấy vui, chứ không vì “có tiềm năng kiếm tiền”

  • Muốn sống mà không phải lúc nào cũng tính điểm năng suất trong đầu.

Mình gọi đó là “nghỉ hưu”, nhưng thật ra là tái cấu trúc hệ điều hành nội tâm.

  • Xoá app “làm vừa lòng người khác”.

  • Gỡ phần mềm “sợ bỏ lỡ cơ hội”.

  • Cài bản cập nhật “sống chậm nhưng chất”.

Và quan trọng nhất: Mình học cách tử tế với chính mình khi không còn ổn. Không tự trách vì mệt. Không cố gồng để cảm thấy “xứng đáng”.

Có những ngày, “mình không có năng lượng” chính là câu trả lời đầy đủ nhất. Và như vậy là đủ.

Mình không chờ đến 60 tuổi để bắt đầu sống. Mình muốn sống ngay bây giờ, trước khi chính mình hết pin.

Nhưng mà… mình chưa thể nghỉ hưu

Tất nhiên, mình đâu có điều kiện để nghỉ hưu thiệt sự. Không có quỹ triệu đô, không có nguồn thu nhập thụ động, không có bảng tính thần kỳ nào để bảo đảm tương lai.

Nhưng điều mình có thể làm — và đang bắt đầu làm — là nghỉ hưu khỏi tư duy “cày cho tới khi gãy”. Nghỉ hưu khỏi niềm tin rằng mình phải “xứng đáng” thì mới được thở.

Mình không từ bỏ cuộc sống. Mình chỉ đang từ bỏ hệ thống sống mệt mỏi và kiệt quệ.

Trách nhiệm vẫn là thật (và tình thương cũng vậy)

Một lý do nữa khiến mình vẫn tiếp tục làm việc là vì… mình thương.

Mình đang làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ của gia đình. Mình nắm một phần trong đó, và nếu mình biến mất, phần đó sẽ đổ lên vai người khác. Mình không muốn đồng nghiệp hay người thân phải gánh phần đó thay mình và kiệt sức.

Vậy nên mình vẫn tiếp tục — không phải vì áy náy, mà vì tình thương.

Và cũng chính vì thế, mình càng cần phải tìm cách nghỉ ngơi mà không bỏ rơi ai — để xây được một cuộc sống bền vững cho tất cả tụi mình, không chỉ riêng mình.

Một kiểu yêu âm thầm

Mà nói thật… có những ngày mình không muốn làm nữa. Mình ép bản thân phải cố gắng, phải hoàn thành việc, phải gánh phần mình để người khác không bị quá tải.

Mình từng tự hỏi: đó còn là yêu không, hay chỉ là áp lực đội lốt tình thương?

Mình nghĩ… là cả hai.

Vì đôi khi, yêu không phải là cảm xúc ấm áp. Nó chỉ là việc bạn vẫn ở lại. Vẫn làm. Vẫn cố.Vì bạn mong người khác đỡ khổ hơn.

Nhưng yêu thật sự không nên làm mình biến mất. Nếu ngày nào mình cũng phải gồng, cũng phải ép mình sống trong mệt mỏi — thì đó không còn là yêu nữa. Đó là hy sinh trong im lặng, không ai hay biết.

Mình đang học cách hiểu rằng: yêu thật sự cũng bao gồm cả việc nghỉ ngơi. Biết lúc nào cần dừng lại và nói:

“Mình muốn tiếp tục vì các bạn, nhưng mình cũng cần được sống vì chính mình.”

Một lời nhắn nhỏ (cho bạn, và cho mình của ngày hôm qua)

Nếu bạn thấy mệt, đừng cố “chịu thêm chút nữa”. Cái “chút nữa” đó nhiều khi kéo dài thành… vài năm. Mình đã thử rồi, không dễ cưng lắm đâu.

Bạn không cần phải thành công rực rỡ để xứng đáng được nghỉ ngơi. Bạn chỉ cần thành thật với chính mình và nói: “Mình mệt, và mình cần dừng lại một chút.”

Và khi bạn dừng lại, xin đừng tự trách mình.

Bạn đã đi rất xa rồi.

Bạn đủ tốt.

Bạn xứng đáng được yêu thương.

Nghỉ hưu không phải là bỏ cuộc mà là chọn lại cách chơi. Và lần này, mình chơi theo luật của mình.

Lời cảm ơn nhỏ (nhưng thật lòng to)

Cảm ơn bạn đã đọc đến tận đây. Mình không biết bạn là ai, bạn đang ở đâu trong hành trình sống của mình — nhưng nếu bạn thấy mình đâu đó trong những dòng này, thì mình chỉ muốn nói: bạn không cô đơn.

Viết bài này cũng là một cách để mình tự dỗ mình. Nhưng nếu nó vô tình vỗ về được bạn một chút xíu nào đó — thì tụi mình đã cùng nhau sống dịu dàng hơn, dù chỉ một ngày.

Cảm ơn vì đã lắng nghe. Cảm ơn vì đã ở lại. Và nếu bạn đang mệt... thì nghỉ một chút cũng không sao đâu.

Van Pham

Hey, I’m Van—your good friend (or, at least, I’d like to think so).

https://www.heyitsvan.com
Previous
Previous

Adulting is Weird

Next
Next

Small Ripples, Gentle Tides